Gà bị sưng chân có muôn vàn lý do khác nhau. Tùy vào từng vị trí cụ thể mà có thể do nhiều tác nhân cũng như có cách chữa trị khác biệt. Vì thế phải biết chính xác vị trí sưng như thế nào và bệnh tích của gà để đánh giá tìm ra nguyên nhân chính xác nhất. Từ đó mới có cách chữa trị và phòng tránh sao cho mang tới sức khỏe tốt nhất cho chiến kê của mình.
- Gà Chân Cua TốT Hay Xấu Có Nên Nuôi Hay Không?
- Gà Chân Vuông Vảy Rồng Phẩm Chất Ra Sao?
- Cách Chữa Gà Chọi Bị Rút Gân Đơn Giản Hiệu Quả
NỘI DUNG CHÍNH
Gà bị sưng chân tại các vị trí nào phổ biến?
Những vị trí thường xuyên bị sưng nhất bao gồm gối, cẳng chân, ngón chân và củ bàn chân… Đây là các vị trí có thể do bệnh tích phát ra mà tạo nên các vết sưng trên khớp và các vị trí khác. Ngoài ra thì cũng có thể do tác nhân bên ngoài như lực hoặc do các trận chiến đấu căng thẳng. Dù là tại vị trí nào thì cũng nên tìm hiểu nguyên nhân kỹ càng để đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất.

Nguyên nhân gà bị sưng chân nhiều nhất?
Như đã nói bên trên thì có thể từng vị trí khác nhau sẽ dẫn tới những nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt ở các vị trí khớp sưng chân thì có thể do bệnh tích nhiều nhất. Còn các vị trí khác thì nhiều nguyên nhân.
Vi khuẩn vi rút
Đây là nguyên nhân phổ biến gần như hàng đầu với các bệnh tích sưng khớp chân trên gà. Bao gồm khớp gối và các ngón chân gà. Chúng không quá nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng của gà nhưng có thể khiến chúng di chuyển chậm chạp, chậm lớn và nếu là gà chọi, gà đá sẽ khó có thể tham gia những trận chiến căng thẳng. Trong đó vi rút vi khuẩn Mycoplasma Synoviae là phổ biến hơn cả. Tiếp sau đó là các loại khác như Staphylococcus aureus, Escherichia coli, pasteurellae và salmonellae.
Lậu đế, ké chậu
Một nguyên nhân khác nữa là tình trạng bị lậu đế, ké chậu ở gà đá. Vị trí thường gặp nhất sẽ là lòng dưới bàn chân của gà. Khi đó chúng sưng phồng to lên và bắt đầu bị đau nhức khó chịu. Để lâu dần có thể đóng kén, đậu lại nếu không chữa trị sớm thì rất khó có thể phục hồi. Chúng gặp phải khi vận động mạnh trên các nền cứng như sân bê tông, gạch đá khi bay từ độ cao lớn hoặc đá ngay trên nền cứng.

Ngoại lực tác động
Có thể do ngoại lực từ các trận đá nhau hoặc do tác động từ con người như đuổi đánh, vụt… Có nhiều nguyên nhân do ngoại lực nhưng đây là những nguyên nhân gần như phổ biến hơn cả.
Gà bị sưng chân có nguy hiểm không?
Chỉ khoảng dưới 10% gà bị tử vong từ các bệnh về sưng chân. Con số không quá lớn nhưng có thể khiến gà chậm lớn, chậm chạp, phát triển kém. Với gà đá, gà chọi thì gần như không thể đánh đấm gì nữa. Chính vì lẽ đó chúng ta cũng nên chú ý làm sao để tìm cách chữa trị sớm nhất có thể. Chữa trị sớm thì mới giúp gà phát triển được. Nếu là gà thịt thì sớm xuất chuồng còn là gà đá thì đủ sức khỏe tham gia các giải đấu, hội đấu đầu xuân.
Cách chữa gà bị sưng chân hiệu quả
Khi đã biết nguyên nhân thì vijec chữa trị cũng có thể nói là dễ hơn. Căn cứ bám sát vào nguyên nhân sẽ tìm được cách xử lý một cách hiệu quả nhất có thể.
Cách chữa gà bị sưng chân do vi khuẩn
Với các trường hợp này thì sử dụng kháng sinh kết hợp với kháng viêm hiệu quả nhất. Chúng sẽ giúp cho những vết thương về bệnh tích này có thể sớm được loại bỏ. Chính vì thế chúng ta phải làm nhanh chóng để tránh việc chúng bị nặng thì sẽ khó chữa trị hơn. Các loại kháng sinh có thể tham khảo bao gồm chlortetracycline, danofloxacin, enofloxacin, lincomycin, oxytetracycline, Spectinomycin, spiromycin… kết hợp với kháng viêm CHYMOTRYPSIN sẽ mang tới hiệu quả cao nhất.

Cách sử dụng xem kỹ trên bao bì của từng loại nhé. CHú ý thể trạng cân nặng của gà để tìm được liều lượng phù hợp nhất với gà của mình.
Cách trị gà bị sưng chân do lậu đế, ké chậu
Khi đã để đến tình trạng bị sưng chân, ké chậu, sưng củ bàn thì chúng ta bắt buộc phải mổ. Lúc này tổ chức vết sưng đã bắt đầu rắn lại, đóng thành kén màu vàng nên phải mổ ra vệ sinh sạch sẽ rồi khâu lại. Tiến hành mổ vết sưng ra loại bỏ các tổ chức chất thải bên trong. Sau đó rửa sạch kỹ càng bằng oxy già, bông băng thuốc đỏ vào. Cứ tầm 1 ngày thay bông băng 1 lần kết hợp với để chúng trên nền sạch để tránh nhiễm trùng.
Sơ qua là như vậy vì mổ ké chậu có nhiều bước nên anh em vui lòng qua bài viết cách mổ ké chậu ở gà bên này nhé.
Gà bị sưng chân thông thường
Với các trường hợp gà bị sưng chân thông thường thì cách hiệu quả nhất là xoa bóp làm cho tan máu tụ bầm tím là hiệu quả. Có thể dùng dầu nóng tác động lên các vết sưng này hoặc sử dụng thuốc bóp chuyên dụng cho người đau chân. Cứ 1 ngày 2 cữ sáng tối bóp cho gà trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy. Áp dụng liên tục trong 1 tuần và đánh giá lại kết quả để điều chỉnh.

Phòng bệnh gà bị sưng chân như nào?
Đúng là tốt hơn cả nên phòng trước khi tìm cách chữa bởi nếu phòng chống tốt thì đỡ phải chữa trị và đỡ hại gà. Có như vậy thì mới đem lại hiệu quả tốt nhất cho chiến kê của mình.
- Vệ sinh chuồng trại thường xuyên bằng cách dọn dẹp, thay thế các khu vực bị bẩn, thay trấu để tránh mầm bệnh phát triển.
- Tiêm phòng đầy đủ để tránh bệnh sưng bàn chân, phù chân, ngón chân cũng như các bệnh khác thường gặp trên gà.
- Chú ý theo dõi gà để phân loại tránh bị những bệnh nguy hiểm khác nữa.
- Nuôi nhốt gà trên nền đất, cát hoặc cỏ không để gà chạy nhảy nuôi nhốt trên nền cứng như gạch, bê tông.
- Không để gà nhảy từ nơi cao xuống thấp cứng như trên tường xuống nền gạch.
- Thường xuyên xoa bóp vần vò để xác định được nguyên nhân và giúp cho gà đạt thể trạng tốt nhất có thể.

Với những gợi ý về cách trị gà bị sưng chân như bên trên phần nào đã giúp anh em nắm được vì sao gà bị sưng khớp chân, ngón chân, củ bàn hoặc cẳng chân. Nếu thường xuyên theo dõi phân loại có thể phần nào giúp chúng ta phát hiện bệnh nhanh hơn, sớm hơn và chữa trị cũng dễ hơn. Nếu cần thêm sự trợ giúp tư vấn của chúng tôi hãy liên hệ ngay với BOg8VN để những sư kê kinh nghiệm nhất có thể hỗ trợ nhé.